Kết quả tìm kiếm cho "Câu chuyện xóm nhỏ"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 945
Tân Châu là địa phương đầu nguồn thuộc tỉnh An Giang, nơi con sông Tiền chảy vào đất Việt. Mùa nước lên, những cánh đồng miệt này ngập sâu, cá tôm kéo nhau về nuôi sống các hộ dân làm nghề hạ bạc. Cảnh trời nước mênh mông rất đỗi nên thơ, nhưng mấy ai biết được sự bám trụ mưu sinh của bà con vùng biên luôn đầy thử thách.
Trưa nắng gắt, men theo tuyến đường nông thôn chạy qua mấy con kênh thuộc địa phận huyện Châu Thành và Châu Phú, chúng tôi bắt gặp nhiều hình ảnh dung dị, thanh bình của làng quê.
Đến nay, người dân vẫn còn mập mờ về loại gỗ làu táu xuất xứ từ đâu. Thế nhưng, những cây thẻ làm từ loại gỗ này do Quản cơ Trần Văn Thành cắm tại vùng đồng hoang thuở xưa vẫn còn nhiều điều bí ẩn được truyền miệng trong dân gian.
Chỉ vì vài câu nói qua lại, các thanh niên đã thách thức đánh nhau. Hậu quả của hành vi côn đồ là người thì mang thương tích nặng, kẻ phải chịu cảnh tù tội.
Trưa nắng gắt, những chuyến xe xuôi ngược từ khắp các cánh đồng quê hối hả chở ếch về cân cho tiểu thương, kiếm thêm thu nhập lúc nhàn hạ. Giờ đây, ếch đồng được xem là đặc sản “trứ danh” ở miền Tây, có trong thực đơn các quán ăn, nhà hàng sang trọng.
Chúng tôi tìm đến nhà em Lê Tấn Phát (sinh năm 2004, ngụ ấp Mỹ Giang, xã Thoại Giang, huyện Thoại Sơn), thanh niên bị bệnh câm, điếc bẩm sinh, được xóm làng yêu quý bởi tài năng chế tạo “siêu xe” mi-ni một cách sáng tạo...
Nghề làm lưỡi câu ở phường Mỹ Hòa (TP. Long Xuyên) được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống từ năm 2007. Sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ khắp các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL, miền Trung và xuất khẩu sang Campuchia. Trước đây, làng nghề nhộn nhịp, theo thời gian dần thu hẹp, nhưng vẫn còn khá nhiều hộ giữ “lửa” với nghề.
Cuối năm nay, 2 xã Lê Chánh và Tân Thạnh (TX. Tân Châu) sẽ hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM). Đây là 2 địa phương cuối cùng nằm trong kế hoạch thực hiện xây dựng NTM của địa phương.
Giữa trung tâm thị trấn Phú Mỹ (huyện Phú Tân) có một lớp học đặc biệt. Học viên thuộc mọi lứa tuổi, hoàn cảnh, trình độ… Ở đây không cứng nhắc quy định về giờ giấc, tiết học, mà tạo điều kiện tối đa cho học viên rảnh lúc nào thì vào học lúc đó. Kiến thức, kỹ năng tích góp dần theo sự cố gắng của từng người, thầy hướng dẫn cũng tận tình “cầm tay chỉ việc” đến khi người học thành thạo. Đó là lớp nghề sửa điện dân dụng của ông Đặng Nhứt Tâm, Phó Trưởng ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo thị trấn Phú Mỹ tổ chức.
An Giang có nhiều làng nghề truyền thống được hình thành và duy trì hoạt động qua nhiều thập kỷ. Trong đó có những làng nghề “nương” theo mùa nước nổi từng hưng thịnh một thời, nhưng hiện nay có phần lắng lại.
Hàng năm, khi mực nước trên những con sông dâng cao, ngoài đồng nước mấp mé tràn bờ cũng là lúc người dân tất bật chuẩn bị ngư cụ, phục vụ mùa đánh bắt thủy sản. Công việc mưu sinh mùa nước nổi tuy vất vả, nhưng giúp những hộ dân có được nguồn thu nhập ổn định khá trong lúc nông nhàn.
Dưới chân núi Sập (huyện Thoại Sơn) có quán bánh canh tép ngon, rẻ. Những ngày cuối tuần, nơi đây phục vụ khoảng 1.000 tô bánh canh, lữ khách phương xa thưởng thức gật gù ngợi khen.